Các bước tối ưu On-Page

Tối Ưu SEO On-Page cần những phần chính sau.

Có 1 website đầy đủ nội dung với các thẻ Title, Meta Description, Thẻ Alt/ Image, các thẻ H1, H2, H3 (Các thẻ này cần chứa từ khóa cần SEO), đường dẫn URL, internal link…

Cách phân chia từ khoá để lên TOP

➡ Tối ưu tiêu đề ( Meta Title )

  • Đặt từ khóa quan trọng ngay phần đầu tiêu đề
  • Độ dài của tiêu đề vào khoảng 60-65 kí tự
  • Tiêu đề nằm trong thẻ H1.
  • Nếu có thể hãy đặt tên thương hiệu trong tiêu đề.
  • Mỗi trang có một tiêu đề khác nhau.(Không trùng lặp)
  • Hãy chú ý tới người dùng, đừng chú ý nhiều quá tới Google.

Tài liệu tham khảo: http://thuctapseo.org/toi-uu-the-tieu-de/

 

➡ Thẻ Mô tả ( Meta Description)

Mô tả ngắn gọn và chi tiết nội dung tổng thể của bài viết, chuyên mục hay trang chủ (tối đa 155 ký tự và khoảng 140 là phù hợp)

  • Điều quan trọng là thẻ mô tả không làm ảnh hưởng đến các kết quả xếp hạng của website. Vì thế bạn không nên tối ưu quá đà hay lạm dụng thẻ mô tả để chèn từ khóa chính, hãy để thẻ mô tả hướng đến cảm nhận của người dùng về sản phẩm của bạn.
  • Hãy viết tóm tắt nội dung trên thẻ mô tả một cách chính xác. Đây là đoạn mô tả cung cấp thông tin và gây hứng thú cho người dùng khi họ thấy đoạn trích từ thẻ meta description của bạn hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm..

meta-description

  • Tránh việc trùng lặp giữa các thẻ mô tả. Khi viết thẻ miêu tả điều bắt bắt buộc phải liên quan tới nội dung của bài viết, Google sẽ chỉ đưa ra các kết quả tìm kiếm phù hợp nhất với các thao tác tìm kiếm với lựa chọn có chứa từ khóa mà họ tìm kiếm.
  • Đôi khi bạn cũng chẳng cần thiết phải viết thẻ miêu tả đâu. Google sẽ tự viết thẻ mô tả gần đúng nhất với nội dung trên website của bạn. Nhưng khuyên các bạn hãy viết thẻ này.

 

Tài Liệu Tham Khảo: http://thuctapseo.org/toi-uu-the-mo-ta-meta-description/

 

➡ Tối ưu từ khóa SEO

  • Từ khóa của bạn phải hướng tới nội dung của website , nó sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ dịch vụ bạn hướng tới và thường đó là những từ khóa chính.
  • Sử dụng Google Keyword Tools, Google sugget, hoặc sử dụng Google Adword để thu thập từ khoá liên quan.
  • Xác định từ khóa chính và từ khoá phụ
  • Từ khóa chính: Là từ khoá từ 2-3 chữ, những từ khoá này có tính cạnh tranh cao, lượng người dùng tìm kiếm lớn.
  • Từ khóa phụ: là từ khoá dài là, từ khóa có thể là có ít lượng tìm kiếm, tuy nhiên đây là một trong những điểm quan trọng, là những truy vấn có tỷ lệ chuyển đổi cao, bởi tính chất định hướng tới ngành nghề của các từ khoá đó lớn.

 

➡ Lưu ý khi nghiên cứu từ khóa

– Xác định mục đích cần tối ưu cho những từ khóa nào

– Sắp xếp phân bổ từ khóa trên trang như thế nào?

– Cần làm nổi bật của từ khóa trên trang ra sao (bôi đậm in nghiêng)

TÀI LIỆU THAM KHẢO: http://thuctapseo.org/cong-cu-nghien-cuu-tu-khoa/

➡ Keywords density

  • Seo mũ trắng: 3 – 5%
  • Seo mũ xám: 5 – 7%
  • Seo mũ đen < 7%
  • Khuyên các bạn nên dùng mũ trắng để tránh các trường hợp xấu nhất. Lách luật Google hay bất cứ công cụ tìm kiếm nào khác có thể đem lại cho bạn một lợi thế lớn hoặc thậm chí là rất lớn. Tuy nhiên lợi thế này hoàn toàn không bền vững và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.

Tài liệu tham khảo: http://thuctapseo.org/danh-gia-do-kho-tu-khoa/

 

 

➡ Thẻ Heading

Là những thẻ H1, H2, H3, H4, H5, H6, chúng là những thẻ có mức độ quan trọng giảm dần, hiện nay các SEOer thường dùng các thẻ H1, H2, H3, H4 là nhiều nhất, 2 thẻ còn lại được sử dụng ít hơn.

– Thường H1 sẽ là chủ đề của Page, H2 sẽ là heading bổ trợ nghĩa cho H1 và tương tự với H3, H4…

– Thẻ Heading giúp các Search Engine (công cụ tìm kiếm) hiểu được nội dung chính trên website của bạn.

➡ Cách sử dụng thẻ Heading

  1. Thẻ Heading H1: Thường từ khoá chính thường được đặt ở thẻ này để nhấn mạnh nội dung chính trên web.
  2. Thẻ Heading H2: Là thẻ mô tả ngắn gọn và bổ trợ nội dung cho thẻ H1. Thẻ H2 thường được sử dụng từ 2- 4 lần là hợp lý nhất.
  3. Thẻ Heading H3: Thẻ này được dùng để mô tả chi tiết những nội dung trong thẻ H2, nó bổ trợ cho thẻ H2. Trong các bài viết bạn nên sử dụng thẻ này nhiều để bổ trợ cho thẻ H2 diễn tả nội dung phụ trên bài viết.
  4. Thẻ Heading H4: Thẻ này thường được sử dụng để mô tả cho những sản phẩm hoặc dịch vụ ít liên quan hơn.

Tài Liệu Tham Khảo: http://thuctapseo.org/toi-uu-the-heading/

➡ Tối ưu hình ảnh:

– Thẻ image là một thẻ quan trọng trong quá trình tối ưu bài viết của quy trình tối ưu On-Page.

  • Google Spider (hay còn gọi là Googlebot) tương tự như một người khiếm thị. Google có thể hiểu được hình ảnh của chúng ta hay không? Bạn có thể tối ưu hình ảnh để người khiếm thị cũng có thể hiểu được thì chắc chắn rằng bạn sẽ dành được thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm trả về của Google Image. (Google không chỉ dùng chú thích, GG còn xem xét cả alt, mà chú thích được dùng chủ yếu để xác định độ liên quan của hình ảnh đến nội dung bài hoặc 1 từ khóa nào đó.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO: http://thuctapseo.org/toi-uu-hoa-hinh-anh/

 

➡ Cấu trúc URL

URL là 1 đoạn text có thể đọc được, được tạo ra để thay thế các con số (địa chỉ IP) mà máy tính sử dụng để giao tiếp với server. Chúng cũng giúp xác định cấu trúc file trên 1 website nhất định.

➡ Lợi ích của tối ưu URL

  • Tối ưu URL giúp tăng thứ hạng website trên các kết quả trả về khi tìm kiếm của Google
  • Tối ưu URL giúp người đọc nhìn thấy nội dung chính họ cần nhanh hơn, giúp tỷ lệ click vào web tăng.
  • URL có nghĩa giống như Title (thẻ tiêu đề) nó giúp người dùng nhớ được nghĩa vào có khả năng quay lại website cao hơn khi họ cần tìm hiểu lại.

➡ Chú ý khi Tối ưu URL

  1. Tối ưu URL động sang tĩnh
  2. Đường dẫn URL phải có từ khoá cần SEO
  3. Kí tự trong URL
  4. Dùng dấu gạch nối trong URL (-)
  5. Phân biệt chữ hoa và chữ thường
  6. Độ sâu của URL

7.Không nên thay đổi cấu trúc URL

Đọc tài liệu chi tiết tại đây: http://thuctapseo.org/toi-uu-url/

➡ Tối ưu CSS: giúp trang web vận hành dễ dàng và tải nhanh hơn, tốc độ website ảnh hưởng nhiều đến sự hứng thú của khách hàng tìm kiếm đối với website đó. Là giảm bớt các Css trên trang để giúp cải thiện tốc độ tải trang. (Yêu cầu Coder chỉnh sửa cho các bạn nhé)

 

➡ Xây dựng liên kết nội bộ (internal link): Xây dựng một Internal Link hiệu quả và chuẩn SEO (Xem lại bài Silo – điều hướng link)

TÀI LIỆU THAM KHẢO: http://thuctapseo.org/lien-ket-link-noi-bo-internal-link/

– Chúc anh/chị ngày làm việc hiệu quả!

  • Hẹn gặp lại các bạn trong những bài chia sẻ sau của THỰC TẬP SEO
  • Bạn có thể quan tâm đến các thuật ngữ seo trong ngành để bổ sung kiến thức

 

Tài liệu tham khảo  chia sẻ cách học SEO tại Thực Tập SEO

 

Các bước tối ưu On-Page
4 (80%) 1 vote

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2016 Tài Liệu Học SEO - Tuyển Thực Tập SEO. Thiết kế Website bởi VietMoz.