Google rankbrain là gì? Làm thế nào để tối ưu hóa với rankbrain?

Google rankbrain là gì?

google rankbrain
google rankbrain

Google đã đưa ra rất nhiều thuật toán trong nhiều năm qua nhắm đến sự hài lòng nhất của người dùng khi sử dụng công cụ tìm kiếm này. Nó không ngừng phát triển cốt lõi của việc tìm kiếm sao cho thuật toán hiểu rõ nhất về vấn đề mà người dùng đang tìm kiếm. gần đây google lại đưa ra một thuật toán đáp ứng được tiêu chí đó, họ gọi nó là rankbrain. Vậy rankbrain là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài này nhé.

Theo wikipedia: rankbrain là một thuật toán công cụ tìm kiếm dựa trên máy học được google đưa vào sử dụng ngày 26 tháng 10 năm 2015. Nó giúp google xử lý các kết quả tìm kiếm và cung cấp thông tin liên quan cho người dùng. Trong bài phỏng vấn năm 2015, google đã xác nhận rankbrain là hệ số quan trọng thứ 3 trong thuật toán tìm kiếm cùng với links và content. Trong 2015, “RankBrain was used for less than 15% of queries.” Nghĩa là trong tất cả các lượt tìm kiếm của google trong năm 2015 thì google đã sử dụng rank brain trong 15%. Kết quả mà rankbrain đưa ra tốt hơn 10% so với nhóm kỹ sư công cụ tìm kiếm của google.

RankBrain is a machine learning-based search engine algorithm, the use of which was confirmed by Google on 26 October 2015.  It helps Google to process search results and provide more relevant search results for users. In a 2015 interview, Google commented that RankBrain was the third most important factor in the ranking algorithm along with links and content. As of 2015, “RankBrain was used for less than 15% of queries.” The results show that RankBrain produces results that are well within 10% of the Google search engine engineer team.

bạn có thể tham khảo các bài viết dưới dây:

thuật toán google panda là gì?

thuật toán google penguin là gì?

Google rankbrain hoạt động như thế nào?

 Rankbrain có 2 nghiệm vụ chính đó là:

1.Tìm hiểu về từ khóa đang được tìm kiếm.

Theo google, 15% truy vấn tìm kiếm là từ khóa mới chưa từng xuất hiện. 15% tuy không phải là một con số quá lớn với bạn nhưng với google, một công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới thì nó lại là một con số không nhỏ.

Trước rankbrain, khi một người dùng tìm kiếm một từ khóa, google sẽ quét các trang web để tìm từ khóa chính xác đó. Nhưng nếu đó là từ khóa mới hoàn toàn thì google sẽ làm gì.

Tất nhiên là google đoán rồi, nhưng không phải đoán bừa đâu nhé. Google sẽ chia từ khóa ra các từ khóa nhỏ và tìm kiếm dựa trên các từ khóa đó rồi đưa ra kết quả dựa trên những gì nó tìm được.

cách google tìm hiểu từ khóa trước rankbrain

Với sự ra đời của rankbrain, google có thể hiểu được từ khóa mà bạn tìm kiếm và đưa ra kết quả chính xác. Cũng như một con người vậy, rankbrain hiểu được ý nghĩa của từ khóa đó và ý định của bạn khi tìm kiếm với từ khóa đó. Vậy, rankbrain hiểu như thế nào?

Tuy nói là vậy nhưng rankbrain chỉ là thuật toán, nó không phải một con người với bộ não tinh vi nhưng nó có cách tìm hiểu của nó. Khi gặp một từ khóa mới, nó khớp từ khóa đó với những từ khóa đã được tìm kiếm rồi và đưa ra kết quả. Nhưng không chỉ thế, rankbrain còn đưa truy vấn của bạn vào một bối cảnh cụ thể và tìm kiếm những trang thể hiện bối cảnh đó.

Không dừng lại ở đó, nó còn theo dõi người dùng để biết được kết quả nó đưa ra có thỏa mãn họ hay không để thay đổi khi từ khóa đó được tìm kiếm lần sau,

2 đo lường sự thỏa mãn của người dùng với kết quả trả về.

Công việc của rankbrain không chỉ là đưa ra kết quả mà còn theo dõi phản ứng của người dùng về từng kết quả để hoàn thiện thứ hạng đưa ra. Công việc này được xác định bằng các yếu tố sau đây:

– dwell time: dwell time hay còn gọi là time on site là thời gian người dùng dành cho trang web của bạn.

-bounce rate: tỉ lệ bỏ trang, là tỉ lệ mà người dùng đã dành thời gian cho trang của bạn nhưng không ở lại đọc toàn bộ nội dung bài viết mà bỏ đi giữa chừng.

-pogo-sticking: là hành động mà người dùng bấm vào một trang đích nhưng nhanh chóng quay lại trang kết quả tìm kiếm.

-CTR(Click-Through Rate): là tỉ lệ người dùng thấy trang web và nhấp vào nó.

Ví dụ: khi một người tìm một từ khóa nào đó, họ nhấn vào kết quả đầu tiên nhưng không tìm được thứ cần tìm, họ thoát ra ngay đó và click vào kết quả thứ 2 và cũng thế, khi đến kết quả thứ 4 họ tìm được thứ họ tìm, ở lại đọc bài. Nếu nhiều người cùng có một trải nghiệm như vậy thì rankbrain sẽ hiểu là kết quả thứ 4 thỏa mãn người dùng hơn với từ khóa này. Vào lần tìm kiếm tiếp theo google sẽ xếp hạng lại website này ở vị trí kết quả đầu tiên.

Các phương pháp tối ưu để thỏa mãn người dùng.

Câu hỏi được đưa ra ở đây là: làm thế nào để khiến người dùng click vào trang của bạn? làm sao để người dùng ở lại trang của bạn?

1, tối ưu title và meta description.

Title và meta description là những gì mà google sẽ hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

– title: title là phần chữ to màu xanh chứa đường link dẫn đến website của bạn nên nó cần thể hiện sự nổi bật và thu hút người người dùng.

-meta description: là phần chữ nhỏ nằm bên dưới title và thể hiện thông tin mà bài viết cung cấp. đây là một phần quan trọng khiến người dùng hiểu được thông tin họ tìm kiếm có nằm trong trang web này hay không.

title và meta description có dạng như sau:

title
kết quả tìm kiếm google

2, tăng dwell time

như đã nói ở trên, dwell time là thời gian người dùng ở lại trang web của bạn, vậy thì việc bạn cần làm là cung cấp những thông tin hữu ích cho họ và giữ họ lại ở mê cung điện tử này thôi.

Bạn có thể tham khảo bài viết: cách viết bài chuẩn SEO

3, giảm tỉ lệ bỏ trang.

Việc có các thông tin hữu ích là một việc quan trọng nhưng nếu bài viết của bạn quá khó hiểu và tẻ nhạt thì người dùng cũng không thể ngấu nghiến những thông tin bạn đưa ra đc hay thậm chí nếu website của bạn mất quá nhiều thời gian để load thì cũng khiến cho người dùng thiếu kiên nhẫn mà bỏ đi cho nên việc tối ưu onpage cũng nên được coi trọng.

4, tăng ấn tượng đầu tiên.

Người ta thường nói “tiếng sét ái tình”, việc thiết kế trang web cũng vậy, những gì người dùng nhìn thấy đầu tiên ảnh hưởng rất nhiều đến việc người dùng đánh giá trang web của bạn có thân thiện và phù hợp với mình hay không.

5, chia bài viết thành nhiều phần nhỏ.

Tâm lý cho thấy việc đọc một bài viết liền khiến cho người đọc căng thẳng hơn khi bài viết đấy được chia thành các đoạn nhỏ hơn.

6, thêm các hình ảnh, video.

Việc cho thêm các hình ảnh, video khiến cho bài viết của bạn không nhàn chán cũng góp phần tăng dwell time cho trang web, không những thế, việc có những hình ảnh giải thích và những video hướng dẫn khiến cho người dùng ở lại trang bạn lâu hơn.

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

© 2020 Tài Liệu Học SEO - Tuyển Thực Tập SEO. Thiết kế Website bởi VietMoz.