Liên kết nội bộ là gì? Cách tối ưu liên kết nội bộ – internal link

Trong quá trình SEO, hầu hết mọi người đều muốn được lên TOP nhanh. Và họ lao vào cuộc chiến backlink, càng nhiều backlink càng nhanh lên TOP. Trong khi đó, liên kết nội bộ (internal link) thì bị bỏ qua hoặc không tối ưu kỹ. Bạn có biết link nội bộ giúp điều hướng người dùng một cách linh hoạt, có thể giúp giảm tỷ lệ bounce rate và tăng time on site. Đây là những chỉ số được Google đánh giá trong khi xếp loại các trang web trên kết quả tìm kiếm.

Liên kết nội bộ – Internal link là gì?

Liên kết nội bộ – Internal link là các liên kết từ một trang này sang trang khác trên cùng một tên miền. Đây được xem là một trong những tiêu chí quan trọng trong quá trình SEO. Với liên kết nội bộ, bạn có thể điều hướng người dùng trên trang web theo cách mà bạn xây dựng.

Các dạng liên kết nội bộ thường gặp:

  • Link dạng anchortext
  • Link ảnh
  • Link dạng full url
  • Link title liên quan
Liên kết nội bộ là gì? Cách tối ưu liên kết nội bộ - internal link
Liên kết nội bộ là gì? Cách tối ưu liên kết nội bộ – internal link (Nguồn: Internet)

Trong khi rất nhiều SEOer chạy đua với nhau bằng backlink để có được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như Google. Thì họ lại quên rằng internal link cũng là một trong những tiêu chí quan trọng giúp tăng hiệu quả SEO. Họ đang không chú trọng xây dựng và tối ưu cho các liên kết nội bộ trên site. Bạn cần có một chiến lược xây dựng cụ thể cho liên kết này.

Mục đích xây dựng liên kết nội bộ:

  • Xác định cấu trúc trang web
  • Giúp trong việc điều hướng trang web
  • Phân phối quyền lực trang và quyền xếp hạng trong nội dung của các trang

Lợi ích của internal link

Đối với người dùng

Có thể thấy rõ việc xây dựng liên kết nội bộ sẽ tạo trải nghiệm người dùng tốt hơn. Và điều này còn phụ thuộc vào cách mà bạn đặt liên kết tại vị trí nào. Mỗi truy vấn của người dùng đều muốn có được kết quả sát với truy vấn đó nhất. Và khi vào trang web thì người dùng cần có thêm nhiều thông tin cho yêu cầu tìm kiếm.

Khi người dùng đang xem một bài viết và trong nội dung có chứa các liên kết liên quan, mang đến thông tin hữu ích cho mọi người thì người dùng sẽ cảm thấy hứng thú với bài viết. Và họ sẽ click tiếp vào các liên kết có trong nội dung để tìm hiểu thêm. So với một page chỉ có nội dung thì người dùng đọc xong bài viết sẽ thoát ra ngay. Vì vậy đều hướng internal link sẽ giúp trang web thân thiện hơn với người dùng.

Có thể bạn quan tâm

Đối với công cụ tìm kiếm

Liên kết nội bộ sẽ giúp cho công cụ tìm kiếm hiểu được cấu trúc website của bạn. Như vậy quá trình thu thập dữ liệu sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn. “Spider” vào trang web, thu thập thông tin qua các đường liên kết mà bạn đã xây dựng. Nếu không tối ưu tốt thì spider sẽ khó xác định được nội dung của trang web.

Cần làm gì để xây dựng liên kết nội bộ tốt?

Để xây dựng liên kết nội bộ tốt thì bạn cần tối ưu sao cho hướng tới cả người dùng và công cụ tìm kiếm giúp tăng hiệu quả SEO. Dưới đây là một vài lưu ý nhỏ giúp bạn tạo nên internal link hữu ích với người dung và tăng hiệu quả trong SEO.

Tập trung vào nội dung

Xây dựng internal link dựa vào việc bạn thiết lập nội dung trên trang, nội dung dài thì sẽ tạo được cá liên kết hiệu quả hơn. Nhiều người có suy nghĩ đơn giản rằng cứ ném link vào trong bài thì người dùng sẽ click hoặc làm liên kết nội bộ không có kế hoạch cụ thể.

Tập trung tối ưu nội dung
Tập trung tối ưu nội dung (Nguồn: Internet)

Bạn nên biết một nội dung có giá trị, hữu ích với người sẽ tạo sự tò mò, hứng thú để người dùng tiếp tục ở lại trên trang. Và đọc các thông tin khác qua các liên kết nhưng nội dung đó phải có sự liên quan, cung cấp giá trị cho người dùng. Nội dung chuẩn SEO và hữu ích cũng giúp trang web của bạn cải thiện thứ hạng trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm.

Tạo các liên kết sâu

Sau khi kiểm tra các trang web có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của công cụ tìm kiếm, các bạn sẽ dễ nhận thấy những bài này có nhiều internal link và được tối ưu sâu. Còn các trang có thứ hạng thấp thì chỉ tạo liên kết tới trang chủ, chuyên mục mà quên đi những liên kết cho bài viết. Mọi người đang đẩy mạnh cho Landing Page để nhanh chóng tăng thứ hạng.

Tạo ra những liên kết sâu thi liên kết nội bộ trên trang web sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Khi bạn kéo được người dùng vào trang web rồi nhưng lại không có click vào các đường dẫn mà thoát ra luôn. Khi đó tỷ lệ thoát trang sẽ cao ảnh hưởng đến kết quả SEO của bạn.

Tạo những liên kết sâu để xây dựng một hồ sơ liên kết thật tự nhiên và cung cấp điều hướng dễ dàng hơn cho người dùng. Bạn sẽ điều hướng người dùng tới các trang mà bạn đang tối ưu. Trang web có được traffic thời gian ở lại trang cao, số trang xem trong một phiên cao sẽ giúp cải thiện thứ hạng cho trang web.

Hơn nữa, những bài đăng cũ của bạn liệu có người đọc hay không, bạn cần làm gì để những bài đăng cũ vẫn có lượt view. Bạn có thể sử dụng chính internal link trỏ tới bài đăng cũ liên quan, khi đó người dùng sẽ tiếp tục đọc bài đăng cũ. Trang web của bạn sẽ được đánh giá cao vì có những bài viết cũ nhưng thông tin vẫn còn hữu ích ở hiện tại.

Sử dụng anchortext tự nhiên

Bạn cần sử dụng anchortext để liên kết đến nội dung liên quan một cách thông minh. Đồng thời, tối ưu kỹ việc dùng các anchortext để tránh bị Google phạt. Hãy tạo ra các liên kết thật tự nhiên giúp tăng trải nghiệm người dùng trên trang. Các anchortext là những từ khóa mà bạn đang SEO, tuy nhiên hãy sử dụng những từ khóa liên quan để đa dạng anchortext. Vì vậy bạn cần nghiên cứu từ khóa thật chính xác để xác định được một từ khóa ứng với nhóm các từ khóa liên quan.

Sử dụng anchortext thật tự nhiên
Sử dụng anchortext thật tự nhiên (Nguồn: Internet)

Nếu bạn sử dụng anchortext với một từ khóa, khi đó Google sẽ đánh giá trang web của bạn đang spam, nhồi nhét từ khóa. Bạn có thể tối ưu anchortext liên kết với các nội dung liên quan tạo sự tò mò cho người dùng. Tuy nhiên bạn cũng lưu ý cần tránh liên kết với trang web độc hại.

Trên đây là một vài cách giúp bạn tạo liên kết nội bộ hiệu quả và cải thiện thứ hạng trên kết quả tìm kiếm. Bạn hãy lưu ý những vấn đề chính khi tạo internal link cho trang web như liên quan, đa đạng anchortext, liên kết sâu… Hy vọng bạn sẽ thích bài viết này. Nếu bạn có bất kỳ ý kiến hay nhận xét thì hãy bình luận vào phía dưới bài đăng của chúng tôi.

Bạn có thể quan tâm đến thuật ngữ seo là gì trong bài viết này.

Tài liệu tham khảo: http://thuctapseo.org/tai-lieu-hoc-seo/

Liên kết nội bộ – Internal Link | Tài Liệu Học SEO | Tuyển Thực Tập SEO

Liên kết nội bộ là gì? Cách tối ưu liên kết nội bộ – internal link
5 (100%) 1 vote

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2016 Tài Liệu Học SEO - Tuyển Thực Tập SEO. Thiết kế Website bởi VietMoz.