Google Penalty – cách khắc phục Google penalty

Google Penalty

Google Penalty là gì?

Từ Penalty được mọi người nghe thấy nhiều nhất ở trong bóng đá để chỉ quả phạt đền. Tra từ điện thì nó có nghĩa là hình phạt cho một hành vi vi phạm phát luật nào đó. Google Penalty cũng vậy, đó là hình phạt mà google bắt bạn phải chịu khi bạn vi phạm đến luật của nó đề ra.

Dể hiểu hơn là Google Penalty là hình phạt của Google đặt ra cho website của bạn. Khi website có những dấu hiệu vi phạm rõ ràng những điều luật của nó đưa ra. Từ Penalty đủ để bạn hiểu mức độ nghiêm trọng của nó rồi.

Nguyên nhân website bị Google Penalty

Link tới những site bị Google banned: Ai chũng biết có càng nhiều backlink tới website mình thì càng tốt. Từ đó xuất hiện việc trao đổi link, link qua lại. Nhưng thật là nguy hiểm khi bạn link tới website bị google đưa vào Blacklist thì bạn cũng sẽ bị chụp mũ là đồng phạm. Nên bạn hãy cẩn thận việc link tới site khác. Một website có lý lịch xấu thường là : Khiêu dâm, bạo lực, vi phạm bản quyền, text ẩn, link ẩn, link farm( có quá nhiều link trỏ đi website khác)…

Backlink kém chất lượng quá nhiều: Crossing link ( tạo nhiều website và tự link qua lại với nhau), Link tới những website không liên quan, mua bán link….

Spam keyword trong site( key nên chỉ chiếm 4-6% nội dung. Trên title, URL, description cũng không nên nhồi toàn key với key).

Có thể bạn quan tâm:

backlink là gì? Cách dánh giá backlink chất lượng

Google Sandbox – Cách thoát khỏi Google Sandbox trông SEO

Cách viết bài chuẩn SEO

Dấu hiệu nhận biết website bị Google Penalty

Google sẽ đưa ra thông báo website bị từ chối liên kết.

Google bắt đầu với thông báo như ví dụ dưới đây:

Thông báo về liên kết không tự nhiên đến Website
Thông báo về liên kết không tự nhiên đến Website

Hoặc là thông báo ở Google Webmaster Tools như ví dụ dưới đây:

Thông báo Webmaster Tools
Thông báo Webmaster Tools

Khi nhận được thông báo này thì bạn đừng bỏ qua nhé. Đừng nghĩ đây là một sự nhầm lẫn của google. Vì Google biết chắc chắn bạn đang Spam và đang cảnh báo cho bạn biết.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết Website bị google Penalty:

Website bị giảm mạnh Traffic sau một ngày

Giảm traffic

Có thể là ngày hôm trước Website của bạn vẫn đang tăng trưởng đều. Nhưng ngàu hôm sau lượng traffic bị giảm xuống thê thảm còn 2 đơn vị thậm chí còn ít hơn thế nữa. Bạn đừng nghỉ đây là 1 vài lỗi gì đó của Google Analytics hoặc Server-Domain. Nhưng việc giảm traffic này kéo dài và không bao giờ kết thúc.

Giảm số lượng Index trên Website: Tỷ lệ crawl và index trong Google Webmasters chênh lệch quá lớn thì đó là dấu hiệu website của bạn bị phạt.

Tốc độ craw nội dung của website bị giảm: Website của bạn ít được google bot ghé thăm, Và mỗi lần ghé thắm có tầng suất truy vấn rất ít.

Tốc độ craw nội dung giảm

Page Rank website giảm: Đây cũng là một hiện tượng thấy rõ khi google bắt đầu cập nhập Page Rank. Page Rank của website bạn không tăng thậm chí còn giảm mạnh về 0.

Cách khắc phục Website bị Google Penalty

Bạn muốn khắc phục thì bạn phải tìm ra vấn đề càng sớm càng tốt. Hãy tạo thói quen cho mình ghi lại nhật ký làm việc của bạn hàng ngày giúp ích rất nhiều.

Bạn phải thật bình tĩnh phân tích vấn đề, xem lại nhật ký làm việc của mình đã làm những gì và làm bao giờ ở đâu trên trang website.  Khi bạn đã xác định được liên kết hay nhóm liên kết nào đó không tự nhiên, mang tính chất Spam thì hãy gỡ bỏ ngay.

còn những người cố tình không gỡ bỏ mà vẫn gửi yêu cầu xem xét lại website cho google sẽ nhận được thông báo như sau:

Nhận được thông báo website cố tình không gỡ bỏ

Tiến hành rà soát lại toàn bộ liên kết đã xây dựng:

Đầu tiên bạn hãy đăng nhập vào công cụ Google Webmaster Tools rồi làm như sau:

Tiếng anh: Search Traffic => Links to your Site => Who links the most – More => Download Lastest Links

Tiếng việt: Lưu lượng tìm kiếm => Các liên kết tới trang web của bạn => Người liên kết nhiều nhất – thêm => Tải xuống các liên kết mới nhất.

rà soát lại toàn bộ liên kết đã xây dựng

Dựa trên thông tin phản hồi từ google thì bạn hãy phân loại như sau:

Liên kết không tìm thấy:Liên kết mà bạn đã đặt trên một Website nhưng hiện tại bạn dã gỡ bỏ, liên kết này sẽ trả lại mã HTTP code là 404.

Liên kết đến các trang không còn tồn tại: Các công cụ kiểm tra  backlink như Ahref loại liên kết này báo lỗi là 200.

Liên kết đến các website bị Spam copy nội dung từ các website khác: Nếu có các liên kết từ các website chuyên copy nội dung và bị Spam thì nên xóa hoặc từ chối liên kết đó ngay.

Spam Pages: Liên kết trên các trang khiêu dâm, bạo lực, blog trang ngập comment spam, diễn đàn đặt link để Spam…Bạn hãy xóa từ chối liên kết từ các Website này.

Anchor – text liên kết chính xác: có quá nhiều Anchor – text chính xác được đặt cho liên kết về cùng một landing page. Bạn hãy từ chối hoặc xóa những liên kết này.

Domain đang bị phạt: website liên kết với các domain đang bị phạt sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Khi phát hiện ra bạn phải từ chối hoặc xóa bỏ ngay.

Link Network: Liên kết của bạn nằm trong một mạng lưới liên kết, nhằm mục đích thao túng page rank hoặc thứ hạng tiềm kiếm. Hãy thoát khỏi mạng lưới này bằng cách xóa hoặc từ chối liên kết.

Bạn có website cùng lĩnh vục thì bạn nên đặt lên. Nó sẽ hộ trỡ website bạn tăng doanh số bán hàng hoặc thương hiệu. Tốt nhất bạn nên đặt Nofollow cho các liên kết này.

Liên kết mạng xã hội: Các liên kết từ mạng xã hội hầu hết có thuộc tính Nofollow, thế nên bạn hãy giữ chúng vì cúng không ảnh hướng đến website của bạn.

Liên kết có thuộc tính Nofollow thì bạn hãy giữ lại vì nó ko ảnh hưởng.

Liên kết tự nhiên: còn gì tốt hơn khi bạn sở hữu một liên kết tự nhiên, hãy giữ lại và phát triển thêm.

Tạo một tài khoản Google Drive chuyên dụng:

Khi bạn đã xác định được các liên kết xấu, hãy copy tất cả và cho chúng vào một bảng tính Google Drive với các thông tin sau:

  • Links From URL: URL là nơi bạn đặt liên kết
  • Links To URL: Trang đích của bạn khi đặt liên kết tới
  • Email Contact: Email liên hệ từ website thông qua trao đổi mua bán để gỡ bỏ
  • First Links Removal Request: ngày đầu tiên bạn gửi yêu cầu từ chối liên kết
  • Second Links Removal Request: Ngày bạn yêu cầu từ chối liên kết lần thứ 2 sau lần đầu tiên bạn gửi yêu cầu.
  • Third Link Removal Request: ngày bạn yêu cầu từ chối liên kết (một tuần sau lần thứ 2)
  • Link Status: link vẫn tồn tại hay đã xóa.

Bạn hãy giữ lại bảng tính này, nó sẽ hỗ trợ bạn cùng với yêu cầu xem xét lại website để chứng minh với google rằng bạn thật sữ đã nổ lực giải quyết xong vấn đề.

Sữ dụng công cụ từ chối liên kết Google Disavow Links:

Bạn cần phải đăng nhập vào Google Webmasters Tools cài đặt cho website đang bị Penalty. Sau khi đăng nhập bạn truy cập vào link sau :

https://www.google.com/webmasters/tools/disavow-links-main

Và lựa chọn domain cần từ chối liên kết

rà soát lại toàn bộ liên kết đã xây dựng

Sau khi nhấn vào từ chối liên kết (Disavow Links) sẽ hiện một trang quảng cáo, bạn hãy nhấn tiếp vào từ chối liên kết (Disavow Links). Google hiện thị hộp thư thoại cần tại lên file dạng *.txt mà bạn cần từ chối liên kết.

nội dung trong tập tin

Mẫu như sau:

Từ chối từng liên kết riêng lẻ, hãy nhận liên kết đó

http://Spam.example.com/stuff/comments.html]

http://spam.example.com/stuff/paid-links.html]

Từ chối tất cả liên kết từ 1 domain

Domain: [ tên domain cần từ chối ]

Mẫu này bào gồm tất cả các liên kết mà bạn muốn từ chối, hoặc loại bỏ mà không được.

Bây giờ là lúc bạn nạp đơn yêu cầu xem xét lại website của bạn.

.Đợi thêm một khoảng thời gian tầm 1 tuần sau khi gửi thư tới google, nó có thể xem xét và thả vào website của bạn ra, hoặc website của bạn sẽ có mặt trên Google.

Trong lúc chờ đợi, bạn nên đăng bài viết mới càng nhiều càng tốt, và bài viết phải chất lượng.

 

Google Penalty – cách khắc phục Google penalty
5 (100%) 1 vote

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2018 Tài Liệu Học SEO - Tuyển Thực Tập SEO. Thiết kế Website bởi VietMoz.