Google panda là gì?

Google Panda là gì
Google Panda là gì

Google panda là một trong những thuật toán của google đưa ra với mục đích nâng cao giá trị nội dung của bài viết, lọc bỏ các nội dung sai phạm, nội dung rác, nội dung trùng lặp được copy từ trang này sang trang khác. Nó góp phần giảm mạnh sự hiển thị của các trang web kém chất lượng trong kết quả tìm kiếm tự nhiên.

bạn có thể tham khảo các bài viết dưới dây:

thuật toán google penguin là gì?

thuật toán google rankbrain là gì?

7 Nguyên nhân dẫn đến án phạt của panda.

1, Nội dung mỏng, ít thông tin.

Bạn có một từ khóa, một chủ đề nhưng kỹ năng viết của bạn kém, bạn viết ra một bài kém chất lượng, nội dung thì được vài ba dòng, bạn nhìn còn chán chứ huống chi người dùng. Tôi khuyên bạn nên tìm hiểu về vấn đề mình đang viết, tham khảo các bài viết của người khác, tạo cho mình một cái khung chi tiết, hợp lý và đầy đủ thông tin.

Tuy nhiên có những lưu ý sau bạn nên tuân theo:

– không copy bài viết của người khác.

-không cung cấp nội dung sai lệch sự thật.

– chủ đề của bài viết cần liên quan đến lĩnh vực của trang web.

Ví dụ: 1 trang web công nghệ thì nội dung bài viết của bạn không thể là ” các làm bánh tráng trộn” được.

2, Nội dung có chất lượng kém.

Cũng như việc nội dung mỏng vậy, việc nội dung bạn đưa vào bài việt có hữu ích không, có đem lại giá trị cho người đọc không, có chuyên sâu không, đều được google ghi lại bằng các chỉ số như CTR( click through rates), traffic, time onsite,vv. Bằng cách này google đánh giá bài viết của bạn có chất lượng cao không, việc này trực tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn.

3, Trùng lặp nội dung.

duplicate content
duplicate content

Việc trùng lặp nội dung không phải chỉ nói về các câu chữ trong bài viết bị copy hoặc được copy vì người viết không thể đưa ra ý tưởng nội dung mà nó còn nói về tất cả những thứ có trên trang web đó. Vì google bots chỉ có thể hiểu các dòng code html nên những thứ như khung giao diện, sidebar,… cũng được coi là duplicate content.

Cho nên việc trang web của bạn có chỉ số unique dưới 100% không phải vì bạn bị trùng lặp nội dung với đối thủ hay là bạn bị người khác copy bài viết mà là sự trùng lặp của các trang trong internal link của bạn. google sẽ nhận dạng bài viết của bạn là unique nếu chỉ số này lớn hơn 50%.

bạn có thể tham khảo bài viết : công cụ kiểm tra nội dung trùng lặp

4, Content farming.

 Content farming là thuật ngữ dùng để chỉ những trang web không có tính sáng tạo, nó thu thập và sao chép nội dung, tối ưu lại và nhối nhét thêm nhiều từ khóa, để bài viết dễ lên top hơn. Tuy nhiên việc làm này đã bị google “bắt bài” sau khi đưa ra thuật toán penguin.

5, Website có quá nhiều quảng cáo.

Google không cấm bạn đặt quảng cáo nhưng việc đặt quá nhiều banner quảng cáo mà không thực sự đưa ra nội dung có ích cho người dùng cũng là một điều khiến google phạt.

6, Lỗi schema.

Google có đưa ra quy định rõ ràng về việc đặt schema.

Google nói rằng:  Nếu bạn khai gì trên schema thì người dùng phải thấy y chang như vậy trên website của bạn.

Điều này có nghĩa là bạn không thể nói dối về những gì có trong bài viết trên schema.

7, Keyword cannibalization

Keyword cannibalization được hiểu là việc có nhiều bài viết có cùng một chủ đề mà tất cả đều có thể xếp hạng cho một từ khóa. Những bài viết này tự cạnh tranh lẫn nhau và tự đẩy nhau xuống. Thông thường google chỉ hiện 1 hoặc 2 bài viết của cùng một domain khi người dùng tìm kiếm một từ khóa nào đó, nếu độ tin tưởng của google với bạn cao thì google có thể hiện 3 trang.

Làm sao để nhận biết bạn đang bị google panda phạt?

google penalties
google penalties

nguyên nhân tại sao google phạt website của bạn thì là vậy, nhưng có cách nào để nhận ra được mình đang bị phạt hay chỉ là bạn tối ưu kém.

Sự sụt giảm organic traffic.

Ở khoảng thời gian đầu, có thể bạn sẽ chưa nhận ra sự thay đổi. Nhưng sau 1-2 tháng chứng kiến traffic của bạn tụt dốc, bạn sẽ hối hả đi tìm nguyên nhân. Tuy nhiên ta vẫn có thể nhận biết được đâu là google panda phạt đâu là google penguin phạt qua sự khác biệt của biểu đồ traffic. Nếu bạn bị panda phạt thì sự sụt giảm sẽ diễn ra chậm rãi qua thời gian còn với penguin thì sẽ thụt sâu xuống như một cái hẻm núi vậy.

Cách khắc phục khi bị google panda phạt.

cũng như các nguyên nhân tôi đưa ra ở trên thì cách khắc phục cũng tập trung vào những phần như vậy.

1, Cải thiện nội dung.

Các nội dung mỏng và kém chất lượng đã khiến bạn bị phạt thì bạn nên sửa đổi và thêm thắt nội dung cho chất lượng hơn, có ích cho người đọc hơn, khiến cho google đánh giá bạn cao hơn.

còn về vấn đề copy bài viết thì các bạn có thể sử dụng công cụ copy scape để kiểm tra xem nội dung có bị copy sang các trang khác nhiều hay không, cột risk càng đậm thì các bài đấy bị copy càng nhiều.

hoặc bạn có thể sử dụng công cụ siteliner, công cụ này sẽ cho bạn biết chỉ số phần trăm giống nhau giữa các bài viết.

2, Xóa bớt quảng cáo.

Xác định rõ mục đích chính cho website của bạn, đưa ra những thông tin có ích cũng như loại bỏ bớt những quảng cáo thừa thãi. Tôi không nói bạn không được kiếm tiền từ quảng cáo mà điều tôi nói ở đây là việc đưa quảng cáo vào trang web của bạn có giảm trải nghiệm của người dùng đi hay không. việc này rất quan trọng vì nếu trải nghiệm của họ kém, họ sẽ không bao giờ trở lại trang web của bạn nữa. có thể bạn có một lượng traffic lớn lúc đầu, nhưng bạn có giữ được “thế thượng phong” mãi không.

3, Sử dụng thẻ noindex và canonical.

Để tránh việc có nhiều bài viết về cùng một từ khóa thì bạn có thể sử dụng thẻ noindex để google không index các trang web đó nữa. việc này sẽ khiến google chỉ nhận dạng một trang web mà bạn index còn các trang khác cùng chủ đề thì google coi như không tồn tại.

Tác dụng của thẻ canonical trong SEO

Còn một cách nữa mà bạn có thể làm mà không phải bỏ hoàn toàn các trang cùng nội dung đó đi, đó là sử dụng thẻ canonical. Nó cho phép bạn chuyển hướng tất cả các trang này sang một trang duy nhất mà bạn muốn người dùng thấy được. Ví dụ khi bạn viết lại một bài viết mà nó không còn phù hợp nữa vì khuy hướng của người dùng đã thay đổi do đó bạn phải chuyển hướng bài viết cũ không còn phù hợp đó sang bài bạn mới viết. Việc làm này khiến google xác định được trang web mà bạn muốn index và xếp hạng.

 chú ý

google làm việc liên tục nhưng không phải lúc nào nó cũng refresh xếp hạng của các trang web mà nó có. Google chỉ cập nhập thứ hạng website mỗi 30 ngày 1 lần cho nên khi bạn thực hiện những khắc phục thì những khắc phục này có thể đã có hiệu quả nhưng bạn vẫn thấy xếp hạng của mình không thay đổi, đó là chuyện bình thường.

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2020 Tài Liệu Học SEO - Tuyển Thực Tập SEO. Thiết kế Website bởi VietMoz.